Học theo mẹ đảm cắm hoa bàn thờ: nghệ thuật trang trí không gian linh thiêng, chắc chắn khiến bề trên hài lòng
Ban thờ là không gian linh thiêng trong mỗi gia đình người Việt, nơi thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ tổ tiên và thờ cúng các vị thần linh. Với ý nghĩa tâm linh sâu sắc, việc chăm chút cho ban thờ, đặc biệt là cắm hoa bàn thờ, trở thành một phần không thể thiếu trong truyền thống văn hóa dân tộc.
Theo phong tục người Việt, vào mùng 1, rằm âm lịch và các dịp lễ Tết, ban thờ sẽ được bày trí trang trọng với mâm cúng và đặc biệt là những bình hoa tươi. Cắm hoa bàn thờ không chỉ làm đẹp không gian thờ cúng mà còn mang ý nghĩa kính trọng tổ tiên, cầu mong sự bình an và may mắn cho gia đình.
Mới đây, trên một diễn đàn chia sẻ về bếp núc và nhà cửa, chủ tài khoản Thu Ngọc (1990, Hà Nội) đã chia sẻ những hình ảnh cắm hoa bàn thờ trong năm 2024 của mình. Với bàn tay khéo léo và lòng thành tâm, cô đã tạo nên những bình hoa tuyệt đẹp, vừa đơn giản, vừa trang nghiêm.
Hãy dành chút thời gian để học cách cắm hoa bàn thờ, như Thu Ngọc, để làm đẹp thêm không gian linh thiêng trong ngôi nhà của bạn.
Ban thờ mùng 1 tháng Chạp với mâm lễ do chính tay gia chủ sửa soạn. Đây là mâm lễ đặc biệt, đánh dấu mùng 1 cuối cùng của năm Giáp Thìn và cũng là ngày cuối cùng của năm 2024
Mỗi ngày Rằm, mồng 1, Thu Ngọc đều chuẩn bị hoa quả từ hôm trước để bày biện dâng lễ.
Mẹ Thu Ngọc chia sẻ quan điểm cá nhân rằng “Với người trẻ chúng em, mâm lễ không chỉ đơn thuần là hồng đỏ, cúc vàng. Nó có thể là bất cứ loại hoa gì thật tươi, thật đẹp, thật thơm thành tâm cắm lễ”
“Hoa ly kép dâng lễ rất đẹp và thơm.”
“Rằm tháng 7, mùa Vu Lan báo hiếu. Ngoài những mâm cúng cỗ mặn, cỗ chay, thì không thể thiếu các thức bánh hoặc chè xôi truyền thống của dân tộc dâng hương ban thờ gia tiên, tự tay chuẩn bị, bày biện thật chỉn chu để thể hiện lòng thành kính. Em vẫn thường hay làm bánh xu xê, đồ xôi, nấu chè để dâng lễ mỗi ngày rằm, mồng 1”
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ của mẹ Thu Ngọc “là một ngày lễ truyền thống quan trọng của người dân Việt Nam diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ theo phong tục người xưa thường có các lễ vật là hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch, Cơm rượu nếp, nếp cẩm, chè, củ lạc luộc, Hoa quả có vị chua như quả mận, quả vải…
Tùy theo phong tục của mỗi vùng và từng gia đình, ngoài hoa, trái cây chua sẽ có thêm một số sản vật truyền thống như cơm rượu nếp, bánh gio, chè trôi nước, bánh xu xê, xôi cốm…..”
“Rằm tháng 4 Âm lịch ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN: Hôm nay em chọn cắm Hoa Sen Quan Âm dâng lễ. Bánh xu xê, chè sen, xôi sen cốt dừa. Ban thờ thơm ngát hương hoa Sen, hoa cau, hoa nhài.”
“Mâm lễ Rằm tháng 2: sáng sớm em lại dậy nấu chè, làm bánh để dâng lễ. Hoa em thường mua trước 1-2 ngày và cắm từ hôm trước để sáng hôm sau còn nấu chè bánh. Tháng 2 lần được tự tay chuẩn bị tỉ mỉ từng thứ một dâng hương em cảm thấy rất vui và bình an”
“Mồng 1 đầu tiên sau Tết của năm mới Giáp Thìn. Cầu mong cho gia đình, người thân, bạn bè , anh chị em hữu duyên thật nhiều sức khoẻ, may mắn, bình an.”
Hoa huệ kết hợp cùng các hoa khác cũng rất đẹp ạ.
“Hôm nay em cũng xin được khoe với cả nhà một số mâm lễ em sắp trong các ngày Rằm và mồng 1. Dù vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng mong cả nhà động viên em với nha….”
Cắm hoa bàn thờ không chỉ là công việc trang trí mà còn là cách để bạn thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn đối với tổ tiên. Những bình hoa tươi sẽ mang đến vẻ đẹp thanh cao, trang trọng cho không gian thờ cúng, góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt.
Dưới phần bình luận của bộ ảnh “nhìn lại 2024”, cư dân mạng không tiếc lời khen ngợi cho sự thành tâm và khéo tay của gia chủ.
Một số bình luận nổi bật:
– Sao bạn có thể chuẩn bị đẹp như thế được vậy.
– Quá xuất sắc, bạn rất khéo tay.
– Em nhìn mà phát mê và ao ước luôn ạ!
– Thực sự rất đẹp, mình sẽ tham khảo mâm cúng dâng ban thờ của bạn!
– Lưu ngay để học, xuất sắc và chỉn chu quá.
– Ban thờ nhìn ấm áp, gia chủ dâng lễ đẹp không còn từ nào diễn tả.